Tất tần tật về vải Cotton
Tin tức

Tất tần tật về vải Cotton

Đăng: 15/06/2022 bởi CÔNG TY TNHH MUSES VIỆT NAM.

Vải Cotton là loại vải được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Không chỉ trong ngành thời trang mà vải Cotton còn được sử dụng để tạo ra các bộ chăn ga gối. Vậy nguồn gốc của loại vải này là từ đâu, đặc điểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau. 

Ảnh: Sợi bông

1. Vải Cotton là gì? 

Vải Cotton là loại vải được làm từ các sợi bông kết hợp với một phần nhỏ chất liệu hóa học. Vải Cotton có đặc điểm thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, dễ nhuộm màu,... Không những vậy, vải Cotton còn có khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và nấm mốc. Vì nguyên liệu làm ra vải Cotton đa phần có sẵn từ thiên nhiên nên an toàn cho da và không gây kích ứng. 

2. Nguồn gốc của vải Cotton

Nguyên liệu chính của vải Cotton chính là từ cây bông. Từ lâu cây bông đã được trồng khá phổ biến ở các quốc gia. Người ta thứ hái bông sau đó kéo thành sợi vải để may quần áo hoặc là may chăn ga gối. 

Cho đến khi khoa học kĩ thuật phát triển thì quá trình dệt sợi bông cũng được áp dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Từ đó trở đi vải Cotton được ra đời và ưa chuộng tới này. 

3. Quy trình sản xuất vải Cotton

Bước 1: Thu hoạch, phân loại

Thường thời điểm tốt nhất để thu hoạch xơ bông là tầm khoảng tháng 11 và tháng 12. Quá trình thu hoạch xơ bông được diễn ra 3 đợt gồm:

  • Đợt 1: Thu hoạch khi cây bông xuất hiện 6 - 7 quả bông nở to. 

  • Đợt 2: Thu hoạch những quả bông ở tầng giữa của cây sau đợt 1 từ 10 đến 15 ngày. 

  • Đợt 3: Thu hoạch nốt phần quả bông còn lại đã nở ở ngọn cây. 

Sau khi thu hoạch, bông sẽ được phân loại thành nhóm theo chất lượng. Những quả bông kém chất lượng sẽ bị đem bỏ, phần còn lại được đem đi phơi ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. 

Bước 2: Tinh chế xơ bông

Đây là bước rất quan trọng trong việc sản xuất sợi bông. Xơ bông sau khi được đem về nhà máy sẽ được xé sơ và làm sạch. Bông được xé ra nhẹ nhàng, giúp tách xơ nhưng vẫn giữ được chất lượng của các xơ. 

Tiếp đó xơ bông được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần, nhằm loại bỏ các tạp chất như màu thiên nhiên, axit hữu cơ, nito, pectin. 

Bước 3: Hòa tan, kéo sợi

Sau quá trình tinh chế, xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng, hòa tan xơ bông với dung dịch đặc biệt chuyên dùng trong sản xuất bông. Hỗn hợp sau khi hòa tan sẽ được đưa vào máy kéo sợi, ép qua những lỗ nhỏ để tạo thành sợi vải Cotton. 

Bước 4: Dệt vải từ sợi bông

Đây là quá trình kết hợp những sợi ngang và sợi dọc lại để dệt thành những tấm vải lớn. Trong quá trình dệt, các sợi vải sẽ tiếp tục được làm bóng để cho sợi vải trương nở, tăng khả năng thấm hút và bắt màu. Tiếp đó sẽ được tẩy trắng để làm mất đi màu tự nhiên của vải để bước vào quá trình nhuộm vải. 

Bước 5: Tiến hành nhuộm vải

Đây là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất vải Cotton. Vải sẽ được xử lý bằng các loại hóa chất, chất phụ gia hữu cơ và thuốc nhuộm chuyên dụng để có được màu sắc đẹp nhất. 

Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần để tách các sợi vải vụn, các hợp chất cũng như là chất bẩn bám trên bề mặt vải. Cuối cùng là giai đoạn wash nhằm làm mềm vải, tăng độ bền của vải.

4. Phân loại vải Cotton

Có rất nhiều loại vải Cotton khác nhau. Một số phổ biến được kể đến bao gồm:

a. Vải Cotton 100%

Là loại vải được làm hoàn toàn từ quả bông thiên nhiên, được kết hợp với một số chất hóa học để giữ cho vải mềm mại và bền hơn. Ưu điểm của loại vải này là độ bền cao,  độ thấm hút tốt, khả năng thông thoáng khí cao, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Vì được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên loại vải này rất an toàn cho làn da của người dùng. Vải Cotton 100% thường được dùng để làm quần áo, quần áo trẻ em, khăn mặt,...

b. Vải Cotton 65/35

Đây là loại vải kết hợp từ 65% sợi vải Cotton và 35% sợi PE nhân tạo. Vì lượng sợi vải Cotton giảm đi nên giá thành loại vải này sẽ rẻ hơn tuy nhiên vẫn giữ được chất lượng giống như vải Cotton 100% là độ bền cao, độ thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và an toàn cho làn da. Loại vải này thường được làm quần áo thời trang, áo sơ mi, đồng phục.

c. Vải Cotton 35/65

Là loại vải được tổng hợp từ 35% sợi vải Cotton và 65% sợi PE hay sợi Poly. Vải Cotton 35/65 có giá rẻ hơn vải Cotton 65/35 nhưng vẫn giữ được độ bền, độ co giãn và khả năng thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên loại vải này không bền với ánh sáng, khả năng chịu nhiệt độ cao không tốt, dễ bị nhăn khi ủi ở nhiệt độ cao.

d. Vải Cotton USA

Vải Cotton USA được sản xuất từ các sợi bông tự nhiên, có cấu trúc sợi dài và dai. Ưu điểm của loại vải này là thấm hút tốt, thông thoáng, độ bền màu tốt. Đặc biệt loại vải này được ưa chuộng nhất vào mùa hè vì tính chất mềm mại và thoải mái. Ở thị trường Việt Nam, vải Cotton USA thường dùng để làm quần áo trẻ em, đồng phục, đồ lót, đồ vest nam. Vải Cotton USA rất được ưa chuộng trong thời trang cho nam giới.

e. Vải Cotton Poly

Được làm từ các sợi cotton và các sợi vải tổng hợp khác, nếu tỉ lệ của sợi cotton càng cao thì vải sẽ càng mềm và thông thoáng. Vải Cotton Poly sau một khoảng thời gian sử dụng không hề bị xù lông, độ co giãn và thoáng khí tốt, độ bền cao, dễ dàng vệ sinh và giặt được bằng máy giặt. Vải Cotton Poly thường được sử dụng trong may chăn ga gối đệm, đồng phục, quần áo thể thao,...

f. Vải Cotton Satin

Là loại vải cotton làm từ sợi bông tự nhiên nhưng được dệt theo kỹ thuật dệt Satin. Vì được dệt theo kỹ thuật dệt Satin nên loại vải này có độ mượt mà, mềm mại và sáng bóng, khả năng thông thoáng và thấm mồ hôi tốt. Vải Cotton Satin không bị nhăn nên có thể giặt bằng máy giặt, có tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường và an toàn với làn da. Vải Cotton Satin thường dùng để may quần áo, váy đầm, chăn ga gối đệm, đồ lót, quần áo thời trang,...

g. Vải Cotton lụa

Được kết hợp giữa sợi vải cotton và sợi tơ tằm, thông thường tỷ lệ sẽ là 90% sợi cotton và 10% sợi tơ tằm. Vải Cotton lụa có bề ngoài sáng bóng, độ thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, nhẹ nhàng, độ bền cao, độ dày vừa phải phù hợp với nhiều loại thời tiết khác nhau. Loại vải này rất ít bị bám bẩn, dễ dàng vệ sinh, tuy nhiên thì khá dễ bị nhăn. Vải Cotton lụa thường dùng để làm chăn ga gối đệm, đồ ngủ,...

h. Vải Cotton nhung

Vải Cotton nhung được làm từ sợi vải cotton và nhung (kết hợp giữa sợi tơ tằm và các sợi nhân tạo). Vải Cotton nhung khá mềm, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, có độ sáng bóng và tính thẩm mỹ cao, độ bền khá cao. Thêm vào đó loại vải này còn có khả năng chống mối mọt và côn trùng, thân thiện với môi trường và an toàn với làn da. Vải Cotton nhung chỉ có hạn chế duy nhất là rất dễ bị bám bẩn, khó xử lý khi bị bám bẩn. Thường được sử dụng để may quần áo, đồng phục, đồ bộ, chăn ga gối đệm,...

i. Vải Cotton Borip

Đây là loại vải có bề mặt giống như áo len, được làm từ 100% sợi vải cotton. Vải Cotton Borip có độ đàn hồi khá tốt nhưng chỉ thích hợp để sử dụng trong thời tiết mát mẻ. Loại vải này dùng để may áo khoác lạnh, quần áo mùa đông, các loại áo đầm ôm,...

k. Vải Cotton pha Spandex

Là loại vải được kết hợp giữa sợi vải cotton và sợi spandex (loại sợi nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su). Loại vải này có độ co giãn tốt, mềm mại, đa dạng màu và khả năng bền màu cao, có khả năng thoáng mát và thấm hút tốt, ít bị bám bẩn, có khả năng kháng khuẩn, an toàn với mọi loại da.

5. Ưu điểm và nhược điểm

a. Ưu điểm

  • Độ bền cao: Vải Cotton là loại vải có độ bền cao, chịu được nhiều lần giặt. Quần áo làm từ vải Cotton khi được giặt sẽ nhanh khố, chịu được nhiệt độ khi ủi.

  • An toàn cho da: Vì có thành phần từ thiên nhiên nên vải Cotton rất an toàn cho da, không gây kích ứng da, có thể sử dụng để làm quần áo cho trẻ em cũng được. Vải Cotton cũng có khả năng chống mối mọt, côn trùng tốt nên không lo gây hại cho làn da.

  • Thân thiện với môi trường: vì nguyên liệu được lấy từ sợi bông thiên nhiên, từ đó có khả năng tự phân hủy. Thêm nữa sợi bông cũng có thể được tái tạo.

  • Thấm hút mồ hôi tốt: Bởi vì tính năng thấm hút cực kỳ tốt của sợi bông nên vải Cotton có thể thấm hút mồ hôi cực tốt.

  • Đa dạng màu sắc và loại vải: Vì vải Cotton là chất liệu dễ nhuộm màu nên có đa dạng nhiều loại màu khác nhau.

b. Nhược điểm

Với loại vải Cotton 100% thì giá thành khá cao so với các loại vải khác. Sợi vải Cotton khá cứng nên nhìn chung thích hợp với nam giới hơn.

6. Cách phân biệt vải Cotton

Trên thị trường hiện nay thì vải Cotton rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên người dùng vẫn không biết rõ đâu là vải thật và đâu là vải giả. Một vài cách dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết.

a. Nhận biết bằng mắt thường

- Vải Cotton thật: Với vải thật thì sẽ dễ dàng nhìn thấy các nếp gấp trên vải, khi dùng tay vò thì vải sẽ bị nhăn nheo, Sờ lên bề mặt vải sẽ thấy vải Cotton thật tuy mềm mịn nhưng không có cảm giác lạnh như vải pha.

- Vải Cotton pha: Loai vải pha này sẽ không dễ bị nhàu khi vò, bề mặt vỉa có độ bóng và tạo cảm giác độ bền khá cao.

b. Nhận biết bằng lửa

- Vải Cotton 100%: Lấy một mẩu vải nhỏ đem đi đốt, nếu thấy mẩu vải bị đốt có lửa màu hồng, khói xám, sau khi cháy hết không để lại gì cả thì đó chính là vải Cotton 100%.

- Vải Cotton pha: Khi đốt sẽ có mùi khét của nhựa, cháy xong sẽ để lại phần vón cục.

c. Nhận biết bằng độ thấm nước

- Vải Cotton 100%: Thấm nước nhanh, gần như đều hết bề mặt vải.

- Vải Cotton pha: Thấm nước lâu, không lan ra như vải Cotton 100%.

7. Cách bảo quản vải Cotton

  • Không nên ngâm quá lâu với xà phòng khi giặt đồ vì sẽ làm màu trên vải bị phai.

  • Nên phân loại đồ khi giặt để tránh bị loang màu với đồ trắng.

  • Sử dụng bột giặt có độ pH trung tính nhằm tránh tình trạng bị mục, màu của vải bị phai hoặc loang lổ.

  • Phơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời cao để giữ được độ bền cho vải.

Kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về vải Cotton. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm của vải Cotton, biết cách phân biệt vải để chọn cho bản thân và người thân những món đồ phù hợp nhất.

Viết bình luận của bạn:
Hotline: 0907699886