Những hoạch định chiến lược marketting trong kinh doanh khách sạn.
Tin tức

Những hoạch định chiến lược marketting trong kinh doanh khách sạn.

Đăng: 18/10/2019 bởi CÔNG TY TNHH MUSES VIỆT NAM.

Trong kinh doanh khách sạn, chiến lược kinh doanhlà bộ phận quan trong nhất trong toàn bộ chiến lược của Doanh nghiệp. Nó là căn cứ để xây dựng các bộ phận khác của chiến lược chung, chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường và ngược lại nếu chiến lược kinh doanh sai lầm sẽ dẫn đến đưa doanh nghiệp tới thua lỗ và phá sản.

Khi hoạch định chiến lược kinh doanh khách sạn các doanh nghiệp khách sạn cần phải áp dụng chiến lược sử dụng marketing. Thực tế trong kinh doanh khách sạn ở nước ta hiện nay các nhà kinh doạnh khách sạn vẫn còn nhầm lẫn giữa marketing và bán hàng. Cần phải nhấn mạnh rằng trong marketing thì nhu cầu của khách hàng là quan trọng, còn trong bán hàng thì nhu cầu của người sản xuất thì được coi trọng hơn. Điều quan trọng ở chỗ các khách sạn phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng, khách hàng của doanh nghiệp khách sạn thường rất đa dạng. Vì vậy, không thể có sự thỏa mãn đối với tất cả đối với tất cả khách hàng cùng với hiệu quả tương ứng. Mỗi khách hàng cần nghiên cứu, tìm hiểu xác đinh các nhóm khách hàng trọng điểm của khách sạn bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng cùng nhu cầu của họ. Xác định được thị trường đích của doanh nghiệp để tập trung mọi tiềm năng và nỗ lực nhờ đó các chính sách tiếp thị của doanh nghiệp sẽ đảm bảo khả thi và có hiệu lực hơn.

Do đặc thù của lĩnh vực kinh daonh khách sạn nên các cơ sở vật chất của khách sạn thường thiết kế trang bị hiện đại có hình dáng kiến trúc bên trong và bên ngoài theo phong cách riêng của mỗi khách sạn. Chi phí cho cơ sở vật chất kiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh của khách sạn. Cho nên muốn kinh doanh có hiệu quả các khách sạn phải lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định cặp sản phẩm thị trường. Từ đó xác định sản phẩm, giá cả phân phối, xúc tiến một cách chính xác phù hợp với thị trường mục tiêu đã chọn.

Khách sạn là một ngành kinh doanh dịch vụ chính vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ như: 

  • Tính vô hình
  • Tính không tác rời 
  • Tính không ổn định
  • Tính không lưu giữ được

Chính vì trên những đặc điểm đó các nhà kinh doanh khách sạn không thể bỏ qua khi hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Chiến lược Sản phẩm

Trên cơ sở của tư tưởng chiến lược tổng quát thì chiến lược cụ thể hóa một số sản phẩm chủng loại của số lượng sản phẩm của sản phẩm ấy. Cụ thể trong chiến lược sản phẩm các khách sạn phải xác định dõ 3 kích thước mà tập hợp sản phẩm mà mình quyết định tung ra thị trường đó là: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu của tập hợp sản phẩm. Số lượng các chủng loại sản phẩm dịch vụ được lựa chọn là độ lớn của chiều rộng kích thước tập hợp sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Mỗi loại sản phẩm dịch vụ bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Nếu xây dựng khách sạn thì lựa chọn khach sạn quốc tế hay khách sạn nội địa... Khach sạn 2 sao, 3 sao hay 5 sao...Chiều dài của tập hợp sản phẩm khách sạn của dịch vụ được thể hiện ở mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Một nội dung quan trọng của chiến lược sản phẩm là nghiên cứu những sản phẩm mới, Phát triển sản phẩm mới ngày càng trở thành tất yếu khách quan của các doanh nghiệp thực tế đã cho thấy nhiều khách sạn nhờ thực hiện một cách hiệu quả chiến lược này mòa mở rộng được thị trường, khắc phục được tình trạng trì trệ trong sản xuất kinh doanh, chiến thắng được đối thủ cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận...

Như vậy có rất nhiều cách lựa chọn và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho thị trường. Nội dung chủ yếu của chiến lược sản phẩm là phải có câu hỏi câu trả lời dõ ràng cho doanh nghiệp là doanh nghiệp nên chọn cách nào, với loại sản phẩm dịch vụ nào, mẫu mã chủng loại ra sao.

2. Chiến lược giá cả

Một chính sách giá cả hợp lý phải dựa trên những phân tích về sản phẩm,, thị trường, tình hình cạnh tranh và vị trí của khách sạn trên thi trường, thị trường mục tiêu chi phí và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhu cầu là yếu tố quyết định trần của giá và doanh nghiệp có thể tính cho sản phẩm của mình. Còn giá thành của daonh nghiệp thì quyết định sàn của giá. Doanh nghiệp cần tính một giá nào đó để đủ trang trải những chi phí cảu mình sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm kể cả lợi nhuận chính đáng vì đã phải mất công và gánh chịu rủi ro.

Chi phí doanh nghiêp có 2 dạng là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số bán hàng. còn chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ sản xuất gọi chúng là chi phí biến đổi bởi vì tổng chi phí này thay đổi theo các đơn vị sản phẩm làm ra.

Doanh nghiệp còn phải biết được giá thành sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để có thể xây dựng được điểm chuẩn cho việc định giá cảu bản thân để có thể đưa ra được mức giá hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. và phải xây dựng mức giá cho từng đoàn từng đối tượng khách hàng, từng mùa...... khác nhau.

3. Chiến lược phân phối

Khách sạn thường tổ chức hệ thống phân phối thông qua các bộ phận: thông qua sản phẩm tour trọn gói, đội ngũ bán trực tiếp, hệ thống đặt phòng từ xa thanh toán qua mạng internet, các tổng đại lý và đại lý vé các khu vui chơi giải trí, các bộ phận chuyên trách về dịch vụ đi lại trong các công ty cơ quan đơn vị...

4. Xúc tiến đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp khách sạn cần phải xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đã tạo ra trong điều kiện có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trên thị trường. xuc tiến đẩy nhanh sản phẩm bao gồm các nội dung sau: Chào hàng, bán hàng trực tiếp, quảng cáo tuyên truyền ủng hộ xúc tiến bán hàng ...

 

 

 

Viết bình luận của bạn:
Hotline: 0907699886